Cách trình bày sở thích trong đơn xin việc tạo sự ấn tượng nhất

Tránh dài dòng, lạc đề: chứ không phải bài tập làm văn nên bạn không phải diễn giải, mô tả từng sở thích cho nhà tuyển dụng biết.


Một lá đơn xin việc hay, thuyết phục người đọc cần có đầy đủ nội dung nhưng phải đảm bảo ngắn gọn, súc tích, thuyết phục người đọc. Khi viết đơn cần ngắn gọn nhưng có quá nhiều nội dung thì bạn phải chắt lọc nó như thế nào đây? Sau đây là cách ghi sở thích trong đơn xin việc thích hợp để đảm bảo lá đơn ngắn gọn nhưng thu hút.

Phần sở thích ghi trong đơn xin việc cũng rất quan trọng nhằm cho nhà tuyển dụng hiểu hơn về cá nhân của bạn. Tuy nhiên, là phần riêng tư nên bạn có thể để cuối hoặc gần cuối trong phần đơn. Sau một loạt thông tin quan trọng về kinh nghiệm, kĩ năng… thì thông tin về sở thích sẽ khiến nhà tuyển dụng chú ý, quan tâm hơn.

Trong đơn xin việc, bạn luôn hãy trình bày sở thích một cách cực kì ngắn gọn. Nếu bạn có quá nhiều sở thích thì nên ưu tiên những sở thích liên quan đến công việc của mình, liên quan đến cộng đồng nhiều hơn thay vì sở thích riêng cá nhân. Điều đó rất được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Hãy trình bày khoảng 3 – 4 sở thích và có thể sử dụng dấu chấm đằng sau để nhà tuyển dụng biết rằng bạn còn có nhiều sở thích khác nữa. Và bạn không cần trình bày diễn giải những điều liên quan đến sở thích đó mà chờ khi phỏng vấn nhà tuyển dụng có yêu cầu hỏi về những sở thích này bạn mới trình bày rõ ràng.

Những điều cần tránh về cách ghi sở thích trong đơn xin việc

Tránh dài dòng, lạc đề: Đơn xin việc chứ không phải bài tập làm văn nên bạn không phải diễn giải, mô tả từng sở thích cho nhà tuyển dụng biết.

Những sở thích đõ xuất phát từ thực tế: Sở thích là những việc bạn tâm đắc, bạn thường làm và cảm thấy thật sự hạnh phúc khi làm việc đó chứ không phải là ước mơ nên bạn phải nói đến những sở thích thực sự của mình.

Sở thích kì quặc: Đó là những sở thích khác xa với số đông và thông thường là “độc nhất vô nhị”. Với những sở thích này, nếu là tích cực thì bạn có thể đưa vào nhưng nếu là tiêu cực thì tuyệt đối tránh, đừng biến lá đơn xin việc thành một trò hề mà trong đó bạn là người biểu diễn.

Sở thích xa rời với thực tế: Đây cũng là một sai lầm mà nhiều người thường mắc phải. Nếu bạn có một sở thích nào đấy nhưng hầu như bạn hiếm khi thực hiện nó thì điều đó có lẽ không được liệt kê vào sở thích. Và nhà tuyển dụng chắc hẳn sẽ không thích những người ‘thờ ơ” với sở thích của mình như thế.

Nhà tuyển dụng muốn biết gì đằng sau sở thích của bạn?

Thông thường, nhà tuyển dụng rất quan tâm đến sở thích của bạn ghi trong thư và họ thường đặt câu hỏi xung quanh vấn đề này khi phỏng vấn. Câu hỏi về sở thích cho thấu tính cách, con người, kĩ năng của bạn. Và khi đó nhà tuyển dụng có thể đánh giá về sự phù hợp của bạn với công việc hiện tại, khả năng hòa nhập, làm việc nhóm, tinh thần đồng đội, khả năng lãnh đạo, đam mê của bạn…

Không có một mẫu số chung cho câu trả lời này, tuy nhiên bạn cần phải tự tin, dứt khoát khi trả lời để nhà tuyển dụng biết rằng bạn có sở thích, đam mê rõ ràng và bạn vẫn thường xuyên thực hiện sở thích đó. Hãy cho nhà tuyển dụng biết rằng bạn đã, đang và sẽ luôn theo đuổi những sở thích để làm cho cuộc sống của bạn ngày càng phong phú.

Thông thường, nhà tuyển dụng rất đánh giá cao những sở thích mà bạn vẫn thường thực hiện, mang lại một kết quả cao cho bạn. Ví dụ đó là chơi đàn pinao, chơi thể thao… và bạn đã gặt hái được những kết quả nhất định trong đó.

Qua những gợi ý về cách ghi sở thích trong đơn xin việc trên hi vọng rằng bạn đã biết cách thể hiện nó một cách hoàn hảo trong lá đơn xin việc và có câu trả lời thích đáng khi được nhà tuyển dụng đặt câu hỏi.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *