Các để ứng phó lại với đồng nghiệp xấu tính

Thay vào đó, bạn cần tập trung vào công việc, lấy kết quả và những ảnh hưởng to lớn đến công việc bạn đang quản lý để tác động tới họ, khiến họ thay đổi hành vi không tốt của mình.


Nêu ý kiến phản hồi
Khi hiểu rõ ý định của đối phương, bạn đừng vội vàng tức giận quát mắng hay khẩu chiến giữa văn phòng. Cách cư xử đó chỉ khiến mọi người có cái nhìn không hay về bạn mà thôi.
Cũng có người chọn cách im lặng, dù đã biết rõ mười mươi nhưng vẫn “án binh bất động”, ngoài mặt cứ vờ như không biết nhưng đằng sau thì âm thầm tìm cách trả đũa. Thực tế, đó không phải là những lựa chọn khôn ngoan bởi nhiều khi bạn sẽ gặp phải những rắc rối chẳng thể lường trước được. Ứng phó với đồng nghiệp xấu tính Bạn nên gặp và nói chuyện trực tiếp với người kia, nói với họ những điều bạn biết
Thay vì giữ im lặng, bạn nên gặp và nói chuyện trực tiếp với người kia, nói với họ những điều bạn biết và những gì đang xảy ra quanh bạn. Bạn nên nói rõ tác động, ảnh hưởng của việc người đó định làm.
Trong hoàn cảnh này, bạn cứ nói chuyện thật bình tĩnh, nhẹ nhàng, đúng mực chứ đừng vì một phút khó chịu mà chì chiết, đay nghiến họ. Dù sao, đó vẫn là đồng nghiệp của bạn nên cách tốt nhất là để tự người ta hiểu mà thay đổi hành vi. Với người quá bảo thủ, cứng đầu, bạn cứ hỏi thẳng xem phải làm gì thì họ mới chịu thay đổi cách hành xử đó.
2
Tập trung vào công việc
Biết rõ đồng nghiệp có ý định “chơi xấu”, muốn gặp họ để làm rõ trắng đen nhưng khi đối diện, mọi lời bạn nói đều xuất phát từ công việc chứ không nên lấy chuyện cá nhân để nói. Điều bạn cần là công việc suôn sẻ, trôi chảy chứ không phải là muốn kết thân với người ta, vì vậy, đừng lãng phí thời gian để thay đổi cách nghĩ của họ về cá nhân bạn. Ứng phó với đồng nghiệp xấu tính Ngay cả khi biết người ta có ý xấu, trong buổi nói chuyện, bạn nên lấy công việc làm trọng tâm chứ đừng xoáy vào vấn đề cá nhân
Cũng có thể, đồng nghiệp này từng có mâu thuẫn với bạn, nhưng lúc này, bạn cũng đừng “khơi” ra làm gì. Hãy coi đó là vấn đề cá nhân, nếu có thể thì hãy giải quyết ngoài văn phòng. Thậm chí, bạn rất dị ứng với thói quen sinh hoạt hay thói lăng nhăng, lười biếng… của họ, thì đây cũng không phải là lúc để bạn lôi ra mà nói.
Thay vào đó, bạn cần tập trung vào công việc, lấy kết quả và những ảnh hưởng to lớn đến công việc bạn đang quản lý để tác động tới họ, khiến họ thay đổi hành vi không tốt của mình.
3
Đề nghị cam kết
Nếu đã biết rõ có người muốn “chơi khăm” mình, bạn có thể triệu tập một cuộc họp để bàn bạc về phương hướng sắp tới cho công việc. Trong buổi họp đó, hãy giải quyết mọi vướng mắc, thông qua cả giải pháp khi bị người kia chơi xấu. Đó cũng là một cách tế nhị nhưng như thế là bạn đã đánh động tới đối phương, khiến họ giật mình.
Cuối buổi họp, bạn hãy yêu cầu biên bản và mọi người cùng ký tên vào đó, chứ không chỉ đồng nghiệp định gây rắc rối kia. Đây sẽ là cơ sở giúp bạn đẩy lùi những âm mưu của đồng nghiệp xấu tính, bởi nếu họ còn dám hành động, biên bản đó chính là lá bùa hộ mệnh cho bạn.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *