7 quy tắc cơ bản nên biết trong văn hóa công sở
Điều này giúp cho các vị sếp dễ dàng quan sát nhân viên của mình hơn, mọi người dễ dàng giao tiếp hơn và cũng sẽ tự biết điều chỉnh hành vi của mình tốt hơn.
Đừng lúc nào cũng chăm chăm nhắn tin hoặc cập nhật facebook
Bạn hoàn toàn có thể chờ đến giờ nghỉ trưa hoặc sau khi tan sở để làm những việc đó. Việc chăm chăm nhắn tin hoặc cập nhật facebook trong giờ làm việc khiến bạn mất tập trung và hiệu quả công việc giảm đi đáng kể. Nếu bạn làm điều đó trong các cuộc họp thì còn tệ hơn nữa. Bạn đang khiến chính mình và bạn bè của mình, người đang nhắn tin cùng bạn xao nhãng công việc đấy.
2
Hãy vờ như đang có những bức tường xung quanh bạn
Hiện tại, hầu hết các công ty đều thiết kế văn phòng làm việc mở, mọi người chia sẻ một không gian rộng lớn. Điều này giúp cho các vị sếp dễ dàng quan sát nhân viên của mình hơn, mọi người dễ dàng giao tiếp hơn và cũng sẽ tự biết điều chỉnh hành vi của mình tốt hơn.
Tuy nhiên, bạn nên dựng lên một bức tường vô hình giữa mình và đồng nghiệp. Hãy sử dụng email hoặc các phần mềm chat để xem họ có sẵn sàng trò chuyện không thay vì tự nhiên xen vào không gian của họ. Cũng đừng đường đột tiến đến bàn làm việc của đồng nghiệp, đứng phía sau lưng họ và gọi họ. Có nhiều khi họ không muốn cho bạn nhìn thấy những thứ đang diễn ra trên màn hình máy tính của họ. Bạn nên gõ vào cạnh bàn và đứng ở đó gọi đồng nghiệp. Hãy tôn trọng sự riêng tư của đồng nghiệp.
3
Ăn mặc theo đám đông
Bạn nên mặc trang phục phù hợp với nơi làm việc của mình. Cách tốt nhất là nhìn vào sếp của bạn và mặc đồ theo gu của sếp.
Nếu ở chỗ làm của bạn, mọi người ăn mặc nghiêm chỉnh mà bạn lại mặc trang phục thoải mái thì thật tệ hại. Cũng tương tự như vậy nếu bạn mặc một cách quá nghiêm túc trong khi thời trang ở chỗ làm của bạn là thoải mái, tự do.
Nếu bạn chưa rõ về phong cách của công ty, hãy hỏi han đồng nghiệp hoặc lên mạng tìm thông tin.
4
Tuyệt đối tránh xa các tin đồn
Tin đồn khiến cho mọi người xao nhãng công việc của mình và khiến môi trường làm việc trở nên thiếu chuyên nghiệp. Đừng bao giờ biến mình trở thành nguồn gốc của các tin đồn, dù là về bạn hay về những người khác hoặc tham gia phát tán các tin đồn ở cơ quan.
Tuy nhiên, cũng không nên từ chối thẳng thừng hoặc thu mình lại để tránh xa chúng một cách quá tiêu cực. Có một cách hay để đánh lạc hướng khi đồng nghiệp muốn nói về những tin đồn nhảm, đó là kêu than bạn có nhiều việc, quá bận rộn, hoặc hướng câu chuyện đến những chủ đề bớt nhạy cảm hơn. Nếu thực sự cần thiết, hãy trò chuyện cùng nhau trong một không gian riêng tư thay vì “tám” ở văn phòng.
5
Lưu ý khi nghe điện thoại
Bạn có nhu cầu gọi/ nghe điện thoại, nhưng đồng nghiệp của bạn thì không. Đừng làm phiền đồng nghiệp xung quanh bằng những cuộc điện thoại cá nhân của bạn. Tuyệt đối không sử dụng loa ngoài, dù bạn có đang bận đến đâu. Hãy nói chuyện nhỏ tiếng khi sử dụng điện thoại, và nếu câu chuyện mang tính chất riêng tư quá, bạn nên ra ngoài để nói chuyện.
6
Có nhiều điều bạn vẫn cần phải học hỏi
Đừng quá tự phụ, kiêu ngạo và biến mình thành một kẻ đáng ghét. Tự tin là tốt, nhưng đừng tự tin quá và biến mình thành tự kiêu. Bạn nên lắng nghe và học hỏi những kiến thức mà mình chưa biết.
Đừng chỉ trích, dạy đời khi bạn có ý kiến khác với đồng nghiệp. Bạn nên tôn trong những ý tưởng của họ. Hãy nhớ rằng, để đi tới cùng một cái đích có rất nhiều con đường khác nhau và cách của bạn chỉ là một trong số những con đường ấy.
7
Đừng tìm kiếm công việc mới dựa trên công việc hiện tại
Bạn muốn tìm kiếm một công việc mới, đó là điều bình thường. Tuy nhiên, tìm việc dựa trên những mối quan hệ liên quan tới công việc hiện tại là một vấn đề lớn. Tuyệt đối không sử dụng những nguồn lực của công ty để tìm việc. Đó là một sự thiếu tôn trọng với sếp và các đồng nghiệp hiện tại. Ngoài ra, thông tin bạn đang muốn nhảy việc có thể sẽ bị rò rỉ và ảnh hưởng tới vị trí hiện tại của bạn trước khi bạn tìm được nơi chốn mới.
Leave a Reply