Xác định 3 dấu hiệu của một cuộc phỏng vấn thất bại và cách khắc phục nhanh
Như thế nhà tuyển dụng sẽ không biết gì về chuyên môn, kĩ năng của bạn thế thì họ làm sao có thể tuyển bạn được, cẩn thận đó chính là một dấu hiệu của cuộc phỏng vấn đang rơi vào thất bại đấy.
Bằng cách đọc những dấu hiệu ẩn mà người phỏng vấn đưa ra bạn hoàn toàn có khả năng nhận thấy bản thân đã thành phục chinh phục nhà tuyển dụng hay đó chính là những dấu hiệu cho thấy bạn đã thất bại trong cuộc phỏng vấn.
Hãy nhìn vào mắt người đối diện, “cửa sổ tâm hồn” của họ sẽ tiết lộ cho bạn nhiều thông tin thú vị.
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, là chiếc cửa luôn mở hai chiều để đón những điều tuyệt vời xung quanh đồng thời cũng tiết lộ nội tâm của một người. Người tuyển dụng cũng không thoát khỏi quy luật đó thế thì tại sao bạn lại không nắm bắt nó, không nói chi đến tình cảm sâu sắc phức tạp gì chỉ riêng vị trí đôi đồng tử cũng đã nói rõ người đối diện có đang bị bạn hấp dẫn hay cảm thấy nhàm chán, không tập trung, và liệu phải chăng đó là dấu hiệu của một cuộc phỏng vấn thất bại.
Để đọc được điều đó trước hết bạn cần thật tự tin nhìn thẳng vào mắt của người phỏng vấn, nếu đôi mắt của người đó cũng nhìn thẳng vào bạn thì thật tuyệt vời họ đang bị bạn hấp dẫn hãy tiếp tục chứng tỏ bản thân. Nhưng nếu không thì sao, mắt của họ mải mê nhìn xung quanh, cửa sổ, màng hình máy tính và có khi nhìn mãi vào cv của bạn tất là họ đã không còn tập trung nữa, những lời bạn đang nói không thể đi vào đầu họ. Như thế nhà tuyển dụng sẽ không biết gì về chuyên môn, kĩ năng của bạn thế thì họ làm sao có thể tuyển bạn được, cẩn thận đó chính là một dấu hiệu của cuộc phỏng vấn đang rơi vào thất bại đấy.
Đôi môi và lời nói của nhà tuyển dụng không phải lúc nào cũng mang lại điều ngọt ngào
Một số nhà tuyển dụng thường sẽ cười với bạn tuy nhiên khi nụ cười trở nên cứng nhắc, khóe môi giảm dần độ cong và có chiều hường trầm xuống hoặc hoàn toàn không cười nữa thì có thể sẽ có hai trường hợp xảy ra, thứ nhất bạn đang nói rất hay rất hấp dẫn, những ý tưởng của bạn đang đụng vào nhu cầu của họ buộc họ phải lắng nghe cẩn thận hơn. Còn trường hợp thứ hai những điều bạn nói khiến cho họ không còn hài lòng, họ mất dần kiên nhẫn và mong muốn kết thúc cuộc trò chuyện này nhanh chóng. Khi rơi vào hoàn cảnh thứ hai bạn nên thay đổi nội dung một cách khéo léo, nếu bản thân đang nói quá dài dòng thì rút ngay ý chính, tóm gọn để làm bật năng lực của mình bằng những kĩ năng cụ thể thay vì kiến thức văn vẻ dài dòng. Dù bạn đã cố gắng cứu chữa mà nhà tuyển dụng vẫn không cười thì bạn đã có thể đoán đây là một dấu hiệu của cuộc phỏng vấn thất bại rồi.
Ngoài ra cũng có khi nhà tuyển dung tiến hành công kích bạn bằng những lời lẽ sắc bén, đừng vội bối rối mà hỏng việc mà hãy nghĩ đây là một thử thách cũng là một cơ hội. Trả lời tốt bạn khiến cho họ hài lòng, trả lời không tốt thì bạn cũng phải tự biết cuộc phỏng vấn này đã xuất hiện dấu hiện thất bại rồi. Nhưng đừng vội vàng nản lòng, cố gắng lấy lại bình tĩnh và đáp trả lại tốt nhất có thể chứ nếu im lặng từ đầu thì bạn đã mất hết điểm trong mắt người tuyển dụng rồi.
Khoanh tay trước ngực “tôi không còn muốn trò chuyện với bạn.”
Ngôn ngữ có thể đánh lừa chúng ta nhưng hành động phi ngôn ngữ thì không thể, đó là những biểu hiện vô thức, tức là chính bản thân cũng không ý thức được. Người ta luôn nói, mở rộng vòng tay đón nhận yêu thương, khi đôi tay mở rộng cũng đồng nghĩa với việc mở rộng tấm lòng bản thân với người khác, sẵn sàng đón nhận họ vào trái tim của mình. Và ngược lại, khi đôi tay đóng lại, khoanh tay trước ngực, cũng là lúc họ ngăn cách bản thân với bạn, nhà tuyển dụng khoanh tay có thể hiểu là học đã không còn muốn giao tiếp với bạn kết hợp với một số biểu hiện ngã người dựa lưng vào ghế, thường xem đồng hồ và nhìn ra ngoài thì chắc chắc họ đã không còn kiên nhẫn, có thể việc đó không hoàn toàn là do bạn có khi chỉ đơn giản là họ đang bị quấy nhiễu tâm trí từ một việc gì đó, cuộc họp tiếp theo, thời gian kéo dài,… mà rằng đó cũng là một dấu hiệu thất bại trong phỏng vấn. Nếu bạn vẫn cảm thấy tự tin với năng lực của mình thì đừng ngại quay trở lại vào một dịp mà trước hết hãy gửi cho họ một lá thư để cảm ơn, có như thế lần sau trở lại họ sẽ ấn tượng với bạn hơn.
Cuối cùng, luôn nhớ rằng “thất bại là mẹ thành công”.
Khi đã nhận dạng được những dấu hiệu thất bại trong cuộc phỏng vấn, điều bạn cần làm không phải là ngồi than thở hoặc trách móc nhà tuyển dụng tại sao lại khó chịu đến vậy. Mà bạn nên ngồi suy nghĩ kĩ lại toàn bộ quá trình phỏng vấn, rút ra thiếu sót để từ để hoàn thiện bản thân và đừng ngại gửi đơn xin việc trở lại nơi mà mình đã ứng tuyển trước đó vì biết đâu nhà tuyển dụng sẽ bị chinh phục bởi bạn trong lần tiếp theo.
Leave a Reply