6 cái bẫy cần tránh khi khởi nghiệp kinh doanh

Trong môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao, bên cạnh việc giữ vững lập trường thì doanh nghiệp nên nhạy bén trong việc nắm bắt xu hướng, từ đó linh hoạt trong cách tiếp cận thị trường.


Sau đây là 6 bẫy kinh doanh các nhà khởi nghiệp cần tránh được đăng tải trên trang Business know-how:

1. Không lập

Nếu ngay từ đầu, công ty của bạn không cần gọi vốn từ các nhà đầu tư hoặc cố gắng vay tiền ngân hàng để khởi nghiệp thì nhiều khả năng bạn sẽ nghĩ mình không cần đến kế hoạch kinh doanh.

Hoặc với những ai biết mình muốn gì và cần phải làm gì thì đa phần sẽ cho rằng có nhiều việc quan trọng cần làm trước hơn là tốn thời gian thu thập dữ liệu và viết toàn bộ chúng ra giấy.

Tuy nhiên, bạn quên rằng kế hoạch kinh doanh không chỉ đơn thuần là tài liệu dùng để gọi vốn cho doanh nghiệp mà đó còn là lộ trình kinh doanh. Chúng sẽ giúp bạn không chỉ tập trung vào mục tiêu mà còn hiện thực hóa các mục tiêu đó.

Ví dụ, nếu muốn công ty đạt doanh thu 100.000 USD trong năm đầu tiên thì bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn ước lượng được lượng khách hàng cần thiết, cách thu hút họ và tính toán chi phí bán hàng tối thiểu công ty cần có. Nếu không có những thông tin ấy, bạn sẽ khó có thể biến mục tiêu bán hàng của mình thành hiện thực và thu được lợi nhuận từ chúng.

2. Thiếu tiền mặt trong

Trong khi việc lên kế hoạch kinh doanh giúp ước lượng số tiền đầu tư thì thực tế, khoản tiền này sẽ dao động đáng kể nếu công ty gặp những sự cố bất ngờ về tài chính hay thất bại trong kinh doanh – những nhân tố dễ khiến khách hàng quay lưng lại với công ty và làm biến động dòng tiền.

Do đó, để giảm thiểu nguy cơ rơi vào bẫy này, hãy cố gắng tìm hiểu xem các công ty đối thủ thường bắt đầu với số vốn bao nhiêu, kết hợp với nhật ký giao dịch (hoặc những nguồn lực khác) nhằm tính toán doanh thu trung bình hàng năm dự kiến của công ty.

3. Đánh giá thấp vai trò của marketing

Bất kể chất lượng hàng hóa/dịch vụ của bạn tốt ra sao thì cũng sẽ khó tiêu thụ nếu khách hàng không biết hoặc không nhớ đến sự tồn tại của chúng.

Để tránh bẫy này, bạn cần phát triển kế hoạch marketing thật tốt bằng cách xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, đa dạng hóa cách tiếp cận họ và tính toán chi phí cần thiết cho chiến dịch marketing.

Hãy nhớ rằng, marketing là một hoạt động diễn ra xuyên suốt, không phải công việc “một sớm một chiều” chỉ cần thực hiện một lần rồi xong.

4. Chú trọng đến cơ hội mà không xét đến tính khả thi

Sự thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng liên quan ít nhiều tới khả năng nắm bắt cơ hội của doanh nhân và cách họ sử dụng chúng tùy vào thời điểm. Tuy nhiên, việc đánh giá tính khả thi của các cơ hội này cũng rất quan trọng và thực tế cho thấy, bạn chỉ nên tận dụng cơ hội nếu có sự liên kết giữa chúng với mục tiêu kinh doanh hiện tại và doanh nghiệp của bạn cũng sẵn sàng thích ứng cho sự thay đổi này.

Đồng thời, bạn cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố bao gồm: nguồn nhân lực, khả năng tài chính, hiệu suất hoạt động và lượng khách hàng nền tảng,… và cân nhắc xem liệu cơ hội mới này có phù hợp với doanh nghiệp và tác động xấu tới những hoạt động khác hay không.

Cố gắng mở rộng nguồn lực, khai thác mọi ý tưởng có thể giúp bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình. Khách hàng cũng sẽ cảm thấy tin tưởng nhiều hơn nếu bạn vừa có thể bán dịch vụ thiết kế web, vừa am hiểu những nội dung cần thiết cho website của họ.

5. Thiếu sự linh hoạt

Trong môi trường kinh doanh có tính cạnh tranh cao, bên cạnh việc giữ vững lập trường thì doanh nghiệp nên nhạy bén trong việc nắm bắt xu hướng, từ đó linh hoạt trong cách tiếp cận thị trường.

Bởi trên thực tế, kế hoạch kinh doanh của bạn có thể chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ lẻ tại địa phương trong khi hầu hết lợi nhuận trên thị trường đều “chảy” vào túi các công ty lớn.

Ngoài ra, khi có ai đó đề ra những sáng kiến mới cho kế hoạch kinh doanh thì cho dù không muốn thay đổi, bạn cũng nên quan tâm và cân nhắc đến chúng vì lợi ích sau này của công ty.

6. Không sử dụng công cụ trực tuyến

Dù muốn hay không, doanh nghiệp ngày nay vẫn cần được tìm thấy trên internet và đặc biệt cần phải xuất hiện nhiều ở những nơi dễ tiếp cận với khách hàng. Thậm chí nếu thế mạnh của công ty bạn là marketing truyền miệng (Word Of Mouth – WOM) thì nhiều khả năng người tiêu dùng sẽ tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ trên internet trước khi họ liên lạc trực tiếp với bạn.

Do đó, trong khi bạn không thể kiểm soát mọi thứ mà khách hàng tìm kiếm thì cũng nên kiểm soát những thứ trong khả năng của mình. Ít nhất công ty của bạn cũng nên có một trang web, một hồ sơ chi tiết trên mạng xã hội và xuất hiện trên danh sách của các công cụ tìm kiếm khác.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *