17 tình huống phỏng vấn tiếng anh mà bạn nên nắm vững
4. You’ve been assigned a major project and are halfway through when you realize that you’ve made a mistake that requires you to go back to the beginning to fix it. How do you handle that while still trying to make your deadline?
Hãy thử so sánh cách phản ứng của bạn trong một cuộc phỏng vấn tiếng anh với các câu trả lời dưới đây, chúng được thu thập từ nhiều người từ một loạt các cuộc phỏng vấn cho nhiều công việc. Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi, nhằm tạo nên những tình huống trớ trêu để tìm ra liệu bạn có phải là người mà họ đang tìm kiếm hay không. Bạn có thể tham khảo 17 tình huống phỏng vấn tiếng anh mà chúng tôi sẽ gợi ý sau đây để thuyết phục nhà tuyển dụng chọn mình thay vì những ứng viên khác.
17 tình huống phỏng vấn tiếng anh thể hiện bản lĩnh của bạn trong công việc:
1. What would you do if the work of a subordinate or team member was not up to expectations?
(Bạn sẽ làm gì nếu công việc của một thành viên cấp dưới không đạt được chỉ tiêu đã đề ra?)
Rất may là tôi có khá nhiều kinh nghiệm trước đó, tôi đã phải đối mặt với tình hình này một vài lần trong quá khứ. Bước đầu tiên quan trọng nhất trong việc giải quyết việc thành viên cấp dưới hoạt động yếu kém là một cuộc nói chuyện thẳng thắn, cuộc nói chuyện này có thể dẫn đến một số khám phá đáng ngạc nhiên, chẳng hạn như họ không hiểu biết về nhiệm vụ được giao dẫn tới bị choáng ngợp. Khi tôi phát hiện ra vấn đề, tôi nghĩ ra một giải pháp để giải quyết các vấn đề và cho phép công việc tiếp tục tiến triển. Vì vậy, thường trong những tình huống như thế này, vấn đề cốt lõi là vì sự thiếu giao tiếp và kỳ vọng không thực tế.
2. What would you do if the priorities on a project you were working on changed suddenly?
(Bạn sẽ làm gì nếu một vài điều khoản của dự án bạn đang làm việc đột ngột thay đổi?)
Tôi sẽ thông báo cho tất cả mọi người đang làm việc trong dự án đó về những thay đổi đang xảy ra. Sau đó tôi sẽ tìm hiểu biết lý do tại sao những điều khoản đã thay đổi, và liệu có nguy cơ chúng lại bị thay đổi một lần nữa trong tương lai hay không. Cuối cùng tôi sẽ tổ chức một cuộc gặp mặt với những người liên quan đến quyết định này nhằm đưa ra một chiến lược mới hợp lý cho cả hai bên.
3. List the steps that you would take to make an important decision on the job.
(Liệt kê các bước mà bạn sẽ làm cho một quyết định quan trọng trong công việc.)
Tôi sẽ làm theo những câu hỏi mà mình đặt ra như sau:
1. Công ty sẽ có được lợi ích gì?
2. Liệu việc này có củng cố giá trị và uy tín của công ty?
3. Những tác động tiêu cực và tích cực quyết định này đối với công ty là gì?
4. You’ve been assigned a major project and are halfway through when you realize that you’ve made a mistake that requires you to go back to the beginning to fix it. How do you handle that while still trying to make your deadline?
(Bạn đã được giao một dự án lớn và khi thực hiện được một nửa bạn nhận ra rằng bạn đã mắc một sai lầm, cần phải làm lại từ đầu để sửa chữa nó. Bạn sẽ làm gì để hoàn thành tốt công việc trong thời hạn được giao?)
Điều đầu tiên tôi sẽ làm là tìm hiểu kĩ sai lầm của mình, nghĩ ra giải pháp thích hợp và thông báo cho cấp trên của tôi về những gì đang xảy ra. Nếu cần thiết, tôi sẽ phải làm thêm ngoài giờ để không ảnh hưởng đến phần còn lại của dự án. Đây sẽ là một bài học lớn cho tôi để không mắc lại những sai lầm tương tự được nữa.
Những tình huống phỏng vấn tiếng anh thể hiện mối quan hệ của bạn đối với đồng nghiệp:
5. Describe how you would handle the situation if you met resistance when introducing a new idea or policy to a team or work group.
(Mô tả cách bạn sẽ xử lý tình huống nếu bạn vấp phải sự phản đối khi giới thiệu một ý tưởng mới hoặc chính sách làm việc cho nhóm của mình)
Cách tốt nhất để thuyết phục mọi người hiểu những gì bạn muốn nói là chỉ rõ ra xuất phát điểm của đối phương, câu hỏi và những điều họ đang đề cập đến trong ý tưởng của bạn một cách trực tiếp và thẳng thắn. Một điều cực kì quan trọng là phải luôn tự tin và tin tưởng vào bản thân bởi vì nếu bạn không tự tin, bạn đã nắm chắc phần thua.
6. A co-worker tells you in confidence that she plans to call in sick while actually taking a week’s vacation. What would you do and why?
(Một đồng nghiệp nói với bạn rằng cô ấy sẽ gọi điện để xin nghỉ ốm trong khi thực tế là cô ấy lại đi nghỉ trong vòng tuần. Bạn sẽ làm gì và tại sao?)
Tôi sẽ nói với đồng nghiệp của mình rằng điều này là không trung thực đối với sếp. Tôi cảm thấy rằng sẽ không phải là khôn ngoan nếu không trung thực trong công việc của mình. Tất cả chúng ta đều muốn có thời gian nghỉ nhiều hơn, nhưng chúng ta phải tự nỗ lực để có được điều đó. Nếu một người vắng mặt sẽ ảnh hưởng đến năng suất và lấy thêm thời gian của những người còn lại trong cùng một nhóm.
7. How would you handle it if you believed strongly in a recommendation you made in a meeting, but most of your co-workers shot it down?
(Bạn sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp bạn cực kỳ tin tưởng về một đề nghị bạn thực hiện trong một cuộc họp, nhưng hầu hết các đồng nghiệp của bạn đều phản đối?
Tôi sẽ tiếp tục giải thích lý do tại sao các đề nghị là tốt, cho ví dụ cụ thể những lợi ích của đề nghị của tôi có thể được. Cuối cùng, nếu đồng nghiệp của tôi vẫn tiếp tục phản đối đề nghị của tôi, tôi sẽ nghĩ đến giải pháp cuối cùng rằng mình sẽ phải suy xét việc từ bỏ nó.
8. You have reason to believe that a co-worker is preparing to divulge company secrets to a rival corporation. These secrets have the potential to really damage the company. How would you deal with this situation?
(Bạn được biết rằng một đồng nghiệp đang chuẩn bị tiết lộ bí mật công ty cho đối thủ, điều này sẽ gây thiệt hại cho công ty. Làm thế nào bạn sẽ đối phó với tình huống này?)
“Điều đầu tiên tôi cần phải làm là xem xét lại tình hình, liệu nghi ngờ của tôi dựa trên bằng chứng thực tế hay chỉ là những cáo buộc vô căn cứ? Tôi sẽ trò chuyện như một người bạn đối với đồng nghiệp của mình để tìm ra mối nghi ngờ của mình là có thật hay không. Nếu tôi có bằng chứng thật sự về ý định của người đồng nghiệp và việc tiết lộ thông tin, tôi sẽ nói chuyện với cấp trên của mình về những gì đang xảy ra, đạo đức nghề nghiệp là điều rất quan trọng với tôi.
9. How would you deal with a colleague at work with whom you seem to be unable to build a successful working relationship?
(Bạn sẽ giải quyết như thế nào với một đồng nghiệp – người mà bạn dường như không thể xây dựng một mối quan hệ hoà hợp?
Tôi cần tìm kiếm một điểm chung giữa mọi người, điều này sẽ trở thành nền tảng chung cho một tình bạn hoặc mối quan hệ đồng nghiệp tốt. Chắc chắn có rất nhiều kiểu người nơi công sở, một số thì cảm thấy ít động lực để làm việc hoặc đơn giản là không vui vẻ với công việc của họ, nhưng chúng ta vẫn có thể tìm kiếm sự kết nối trong bất cứ mối quan hệ – tuy có rất ít người có thể làm như vậy. Ví dụ, trong năm cuối cấp của tôi học đại học, tôi đã được đặt vào một nhóm mà đã có một thành viên trong đội bị cô lập. Mặc dù tôi không phải là trưởng nhóm nhưng tôi nghĩ chúng tôi cần đoàn kết để có được kết quả tốt nhất. Tôi cố gắng tìm ra một sự kết nối – và phát hiện ra chúng tôi đã có một niềm đam mê về ngựa. Chúng tôi không hẳn trở thành những người bạn cực kì thân thiết, nhưng tôi đã có thể xây dựng một mối quan hệ đủ để kết nối mọi thành viên trong nhóm.
Những tình huống phỏng vấn tiếng anh thể hiện cách bạn đối xử với cấp trên:
10. What would you do if you realized at deadline time that a report you wrote for your boss or professor was not up to par?
(Bạn sẽ làm gì nếu vào thời điểm hạn chót mà một báo cáo mà bạn đã viết cho ông chủ hoặc giáo sư của bạn vẫn không đạt yêu cầu?)
Hy vọng rằng điều này sẽ không bao giờ xảy ra với tôi vì tôi luôn luôn đảm bảo thời gian thực hiện kế hoạch của tôi là chính xác và công việc của tôi luôn được thực hiện đúng tiêu chí. Nhưng nếu điều này xảy ra tôi sẽ chủ động gặp sếp và giải thích tình hình và đề xuất được gia hạn thêm. Tôi cũng sẽ tự xem xét lại bản thân mình và xác định những gì tôi đã làm sai, dẫn đến sự không hoàn thành công việc. Tôi cần chắc chắn rằng nó sẽ không xảy ra một lần nữa.
11. In a training session, you find that the trainer has a thick accent, and you can’t understand what’s being said. What would you do?
(Trong một buổi tập, bạn thấy rằng người hướng dẫn có giọng nói khá khó nghe, và bạn không thể hiểu được những gì họ đang được nói. Bạn sẽ làm gì?)
Chắc chắn không thể gọi người hướng dẫn ra và nói thẳng về vấn đề này. Tôi sẽ cố gắng hết sức để hiểu những gì người hướng dẫn đã nói, đặt nhiều câu hỏi để làm rõ bất kỳ phần nào kkhông rõ ràng, so sánh các ghi chú với một người nào đó trong cùng nhóm. Bằng cách này, tôi có thể chắc chắn rằng tôi hiểu những gì đã được giải thích và thảo luận về nó sau đó sẽ giúp củng cố những điều tôi đã học được.
12. You disagree with the way your supervisor says to handle a problem. What would you do?
(Bạn không đồng ý với cách cấp trên của bạn xử lý một vấn đề. Bạn sẽ làm gì?)
Tôi sẽ xem xét kĩ lý do tại sao tôi không đồng ý với cấp trên và cố gắng tìm ra một cách khác mà tôi nghĩ rằng tình hình sẽ được giải quyết. Tôi sẽ chủ động hẹn gặp riêng cấp trên và thảo luận về vấn đề này, nêu lên suy nghĩ của tôi là làm thế nào tôi sẽ giải quyết nó.
Những tình huống phỏng vấn tiếng anh thể hiện sự linh hoạt trong việc bạn phục vụ khách hàng
13. What would you do if you don’t know the answer? (Nếu bạn không biết câu trả lời nếu khách hàng hỏi)
Tôi nghĩ không nên tự hạ thấp mình vì không biết câu trả lời. Sau khi tất cả, trách nhiệm của một nhân viên là kiên trì để làm điều đúng, không phải hoàn hảo (đặc biệt đúng nếu bạn là người mới). Các khách hàng có thể thông cảm nếu tôi nói tôi không biết, nhưng họ không muốn nghe về nó. Thay vào đó, tôi sẽ thử nhờ sự trợ giúp từ đồng nghiệp hay cấp trên.
14. What would you do if you realize that an item that customer asked, isn’t available?
(Khi khách hàng cần mua một món hàng nhưng bạn nhận ra nó đã được bán hết)
Một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong việc tương tác với khách hàng là việc sử dụng ngôn ngữ tích cực để giúp tránh các phản ứng không hay từ họ. Tôi có thể giải thích theo hướng tích cực rằng: “Sản phẩm đó sẽ có vào… tôi có thể đặt hàng cho bạn ngay bây giờ và tôi sẽ theo sát để chắc chắn rằng hàng sẽ được gửi đến bạn như đã cam kết.”
15. How you solve problem when customer can’t get their goods in time?
(Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu khách hàng không nhận được hàng đúng hẹn?)
Tôi luôn thông cảm đối với sự bực bội của khách hàng bằng cách xin lỗi họ, tránh trường hợp bị trả lại hàng hoá. Việc theo sát tiến độ giao hàng cho đơn hàng này là điều cực kì quan trọng, tôi thường gửi một món quà khuyến mãi kèm theo nhằm xoa dịu họ. Bên cạnh đó nhất định phải tìm ra nguyên nhân cũng như hướng xử lý để không tái diễn tình trạng này nữa.
16. When the customer is really angry, what should you do?
(Bạn sẽ giải quyết như thế nào với các khách hàng đang rất giận dữ)
Xin lỗi, cảm thông, chấp nhận lỗi và sửa chữa là những bước đi đúng đắn nhằm giải quyết vấn đề khi tôi gặp một khách hàng đang rất giận dữ. Cần phải tìm hiểu nguyên nhân và nhận lỗi một cách chân thành trong mỗi trường hợp, tôi luôn đảm bảo rằng họ sẽ được lắng nghe và cuối cùng tôi sẽ cố gắng thuyết phục họ đi đến một quyết định chung cuối cùng.
17. How to be closer with your customer?
(Bạn sẽ làm gì để xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng của mình?)
Tôi nghĩ sự quan tâm đến khách hàng luôn có tác dụng to lớn. Tôi cố gắng tìm hiểu một số thông tin về khách hàng, chuẩn bị những món quà ý nghĩa trong một số dịp lễ hoặc việc tôi quan tâm đến một số điều nhỏ nhặt, thường thì mọi người không để ý đôi khi lại có tác dụng to lớn trong việc để lại ấn tượng với họ.
17 tình huống phỏng vấn tiếng anh trên đây giúp bạn thực hành những câu trả lời tình huống của riêng bạn. Bạn nên xây dựng và sử dụng từ ngữ của riêng mình, hãy ngồi xuống và suy nghĩ về cách bạn sẽ xử lý từng tình huống và biến chúng thành của mình, đây là cách chuẩn bị tốt nhất cho bất kì cuộc phỏng vấn tiếng anh nào.
Leave a Reply