Những điều mà bạn không nên làm khi thôi việc
Nếu bạn có kỳ nghỉ ở công ty, đừng đi nghỉ trong thời gian 2 tuần thông báo thôi việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể đề nghị sếp thanh toán tiền cho kỳ nghỉ mà bạn không sử dụng đó. Trong trường hợp bạn đã xác định trước sẽ thôi việc, hãy đi nghỉ trước khi bạn thông báo thôi việc với sếp.
Tờ USA Today đưa ra lời khuyên rằng, tốt hơn hết, bạn nên rời khỏi công ty mà mình không còn muốn gắn bó với một thái độ đúng đắn. Để làm được điều đó, bạn cần hết sức tránh những hành động dưới đây:
1. Để lại một hỗn độn
Mặc dù bạn rất muốn để lại đống báo cáo chưa hoàn thành và muốn một ai đó khác phải chịu trách nhiệm về chúng, nhưng hành động đó thể hiện sự thiếu tôn trọng công ty. Và cho dù bạn có không ưa vị sếp mà bạn sắp nói lời tạm biệt, rất có thể rốt cục người đồng nghiệp thân cận nhất của bạn ở lại sẽ phải gánh vác đống công việc nặng nề mà bạn trút lại.
Nên: Sau khi thông báo trước với sếp về việc bạn sắp nghỉ, bạn hãy cố gắng ở mức tốt nhất có thể để hoàn thành nốt công việc còn lại. Bạn cũng nên để lại lời hướng dẫn cho người sẽ thay thế mình về những việc còn dang dở.
2. “Xóa sổ” các mối quan hệ trong công ty
Hãy cố gắng kiềm chế những bất mãn của bạn đối với sếp và đồng nghiệp ở công ty mà bạn sắp rời đi. Cho dù bạn có nghĩ sẽ không bao giờ cần tới họ nữa, thì chắc chắn sẽ có lúc bạn sẽ gặp lại họ. Biết đâu, họ sẽ trở thành sếp của bạn ở một công ty khác trong tương lai?
Nên: Đừng để cơn giận bùng phát ra ngoài và rời đi với một thái độ nhã nhặn. Ngoài ra, có thể bạn nên xin sếp cũ một thư giới thiệu (reference) để đưa vào hồ sơ xin việc mới.
3. Bỏ đi ngay lập tức
Rất có thể, bạn muốn tuyên bố hùng hồn “Tôi nghỉ việc!”, rồi đi thẳng ra ngoài, đóng sầm cửa lại. Nhưng cách đó chẳng ích gì, ít nhất là đối với bạn. Việc bạn bỏ đi ra ngoài ngay khi nói lời thôi việc khiến bạn giống như một đứa trẻ và sẽ không tốt cho bạn khi xin thư giới thiệu từ sếp cũ.
Nên: Theo phép lịch sự chung, khi bạn muốn nghỉ việc, bạn cần báo trước với sếp hai tuần để có thời gian tìm người thay thế. Nếu bất khả kháng, bạn có thể báo trước 1 tuần.
4. Nói xấu công ty cũ
Một khi đã nghỉ việc, đừng nói với người khác những người tiêu cực về công ty mà bạn vừa rời đi. Hãy nhớ rằng, chỉ những con người cụ thể có khúc mắc với bạn chứ không phải là cả công ty. Điều này đặc biệt quan trọng đối với bạn trong những cuộc phỏng vấn xin việc về sau. Nếu bạn nói không tốt về công ty cũ, nhà tuyển dụng sẽ tự hỏi liệu bạn có làm điều tương tự với họ nếu họ nhận bạn vào làm và bạn bất mãn với công việc.
Nên: Hãy tìm ra một cách thức hợp lý để giải thích lý do vì sao bạn nghỉ việc, cố gắng đừng đưa cảm xúc vào đó.
5. Tận dụng cơ hội để nói với mọi người về cảm giác thực sự của bạn
Nếu bạn để bụng những suy nghĩ về việc một đồng nghiệp “nặng mùi” hoặc một đồng nghiệp thường xuyên để thức ăn rữa ra trong tủ lạnh thì cũng đừng xem việc bạn thôi việc như một cơ hội lý tưởng để nói với họ suy nghĩ thực của bạn về họ. Làm thế, bạn sẽ chỉ làm tổn thương họ mà chẳng ích gì.
Nên: Hãy rời khỏi công ty với khẩu hiệu: “Nếu không nói được điều gì tốt đẹp, thì đừng nói gì cả!”
6. Có kỳ nghỉ trong thời gian 2 tuần trước khi nghỉ việc
Nếu bạn có kỳ nghỉ ở công ty, đừng đi nghỉ trong thời gian 2 tuần thông báo thôi việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể đề nghị sếp thanh toán tiền cho kỳ nghỉ mà bạn không sử dụng đó. Trong trường hợp bạn đã xác định trước sẽ thôi việc, hãy đi nghỉ trước khi bạn thông báo thôi việc với sếp.
Cuối cùng, trước khi thôi việc, bạn hãy chắc chắn đó là quyết định đúng đắn. Có nhiều người đã phải trải qua những tình huống tồi tệ ở nơi làm việc hoặc sếp tồi, nhưng hầu hết những tình huống như vậy đều có thể vượt qua được, ít nhất cho tới khi bạn tìm được việc mới.
Vì thế, dừng bao giờ thôi việc với thái độ cáu giận. Hãy lên một kế hoạch đầy đủ và thực hiện kế hoạch đó khi nào bạn có thể bình tĩnh giải thích với sếp về lý do bạn xin nghỉ. Trước khi thông báo nghỉ việc, hãy chắc chắn rằng bạn đã làm mọi thứ có thể nhưng không cải thiện được tình thế. Đôi khi, một vài thay đổi đơn giản có thể khiến môi trường làm việc của bạn trở nên tốt đẹp hơn. Bởi vậy, tốt nhất là hãy bắt đầu bằng cách cố gắng tạo ra sự thay đổi trước khi đi đến quyết định xin thôi việc.
Leave a Reply