Làm gì để có thể theo đuổi nghề mình thích?
Chấp nhận rủi ro và theo đuổi ước mơ có thể tạo nên thành công trong sự nghiệp của bạn. Và khi đó, những thách thức sẽ càng truyền cảm hứng cho bạn để nắm bắt các cơ hội nhiều hơn trong tương lai.
Những mục tiêu cơ bản mà hầu hết mọi người khi bắt đầu đi làm thường là: Sự hài lòng nghề nghiệp, độc lập về tài chính và tiền lương ổn định.
Tuy nhiên, trong quá trình làm việc không phải ai cũng đạt được sự hài lòng với tất cả các mục tiêu trên. Nó dẫn đến mức độ tự hào và sự nhiệt tình với công việc cũng thay đổi theo.
Dưới đây là một vài lời khuyên để bạn có thể lựa chọn một công việc mà bạn có thể tự hào về nó:
1. Đừng làm công việc mà bạn không thích
Có thể bạn luôn phải đối mặt với vấn đề tiền thuê nhà, tiền ăn, tiền xăng… Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn cần phải làm công việc mà bạn không mong muốn, đặc biệt là công việc mà bạn biết nó không phù hợp với mục tiêu dài hạn, thậm chí không có liên quan gì đến sở thích của bạn.
Hãy cố gắng xem xét mục tiêu lâu dài khi đi tìm việc làm hoặc khi muốn chuyển đổi công việc. Nên nhớ rằng đôi khi bạn có thể phải lùi lại một bước – hoặc thậm chí bước sang một bên – để cuối cùng đạt được mục tiêu của bạn.
Hầu như luôn luôn có một lựa chọn khác có thể lương thấp hơn nhưng phù hợp hơn với bạn thay vì một công việc khiến bạn thấy nhàm chán hoặc áp lực. Vì vậy, bất cứ khi nào có thể, bạn nên tìm một công việc tương xứng với nguyện vọng nghề nghiệp lâu dài của bạn.
2. Thoát ra khỏi công việc cũ một cách khéo léo
Có thể bạn đang phải chịu đựng một ông chủ quá khắt khe mỗi ngày khiến bạn căng thẳng và mệt mỏi.
Tuy nhiên, khi bạn chuyển đến một công việc mới, bạn vẫn nên gửi tới những người đồng nghiệp, thậm chí là ông chủ khó tính của bạn một lời chào tạm biệt dù có thể bạn không thích.
Điều này không chỉ là một phép lịch sự mà trên hết, nó thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Bởi bạn sẽ không thể lường trước được sự rút lui không khéo léo của bạn có thể ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp tương lai của bạn như thế nào.
Vì vậy, bạn nên tìm hiểu cách gia nhập một vị trí mới với lòng biết ơn và sự khiêm tốn đồng thời tìm một lối thoát khỏi công việc cũ theo cách tương tự để tạo nên những tác động tích cực cho sự nghiệp và cuộc sống của bạn.
3. Tìm một cố vấn nhiều kinh nghiệm
Bạn có thể còn mơ hồ về lựa chọn nghề nghiệp lâu dài với công việc hiện tại nhưng cũng không biết có nên chuyển sang một công việc khác hay không?
Bạn nên biết rằng khi sự nghiệp của bạn tiến triển và tạo được những nút thắt của riêng mình, bạn có thể cần đến lời khuyên từ những cố vấn khác nhau.
Học hỏi từ những người dày dạn kinh nghiệm có thể giúp cho bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi phải đối mặt với những quyết định khó khăn hoặc những trách nhiệm mới.
4. Theo đuổi đam mê của bạn
Bạn có thể đã tích lũy được rất nhiều giải thưởng trong sự nghiệp của bạn, nhưng chúng sẽ không thật sự có giá trị, trừ khi bạn đang làm công việc mà bạn yêu thích và tìm thấy sự thỏa mãn.
Chấp nhận rủi ro và theo đuổi ước mơ có thể tạo nên thành công trong sự nghiệp của bạn. Và khi đó, những thách thức sẽ càng truyền cảm hứng cho bạn để nắm bắt các cơ hội nhiều hơn trong tương lai.
5. Tạo dấu ấn riêng
Trong nhiều năm qua, bạn có thể làm việc rất chăm chỉ cả trong và ngoài giờ làm việc. Bạn nghiêm túc làm công việc của mình, nỗ lực làm xong mọi việc được giao và luôn đúng giờ. Nhưng liệu như thế bạn đã được thừa nhận là một nhân viên tốt và tạo được dấu ấn trong lòng sếp cũng như đồng nghiệp hay chưa?
Bạn có thể khiến đồng nghiệp của bạn cười trong các cuộc họp căng thẳng? Bạn có đưa ra những ý tưởng lớn để giúp tiết kiệm rất nhiều tiền cho công ty hay không? Một nhân viên thực sự tạo được dấu ấn là người có thể khiến cho mọi người vẫn nhớ đến rất lâu dù đã rời khỏi công ty.
Trong suốt sự nghiệp của bạn, bạn sẽ không tránh khỏi những giây phút nhìn lại tất cả mọi thứ mà bạn đã thực hiện.
Bằng cách thông minh và trực quan, hãy làm theo những mục tiêu dài hạn bạn thực sự yêu thích để tìm thấy chính mình trên con đường sự nghiệp mà bạn tự hào.
Leave a Reply