Những ngành học nào sẽ hot trong tương lai?

Theo vị chuyên gia này, các nghề quan trọng không thể thiếu trong xã hội như sư phạm, luật, báo chí… tuy đầu vào không rầm rộ như các ngành khác, nhưng hứa hẹn một việc làm tốt trong tương lai không xa.


Theo số liệu của Tổng cục Thống kê – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2013 có 101.000 sinh viên thất nghiệp. Thông tin này đã khiến nhiều sinh viên và các bậc phụ huynh lo lắng khi mà thời gian và tiền bạc bỏ ra cho 4 năm tại giảng đường ĐH lại không đạt mục tiêu sau khi ra trường. Chính vì vậy việc lựa chọn ngành học để sau khi ra trường không “ế” là điều rất quan trọng.

Bàn về những ngành học sẽ “nóng” trong tương lai, ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Dự báo Nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết: Quy hoạch nhân lực TP.HCM từ nay đến năm 2020 sẽ ưu tiên 9 ngành dịch vụ và 4 ngành công nghiệp chủ lực. 4 ngành công nghiệp chủ lực là cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa; điện tử và công nghệ thông tin; chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế; hóa chất – hóa dược và mỹ phẩm.

Theo ông Tuấn, những nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động nhiều, chiếm tỷ lệ rất cao như quản lý kinh tế – kinh doanh – quản lý chất lượng; du lịch – nhà hàng – khách sạn, marketing – nhân viên kinh doanh; tài chính – ngân hàng, quản lý nhân sự…

“Nhu cầu tuyển dụng tập trung nhiều vào những ngành nghề kinh doanh, dịch vụ như: Nhân viên kinh doanh, bán hàng, dịch vụ – phục vụ, y tế – chăm sóc sức khỏe, du lịch, tư vấn – bảo hiểm,… và nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong các ngành nghề như: Cơ khí, xây dựng, công nghệ thông tin, điện tử, điện – điện công nghiệp – điện lạnh…”, ông Tuấn chia sẻ.

Theo một chuyên gia về giáo dục của Tập đoàn giáo dục RMIT, trong vài năm tới, ngành công nghệ thông tin vẫn là ngành nóng nhất đối với một nước đang có tốc độ phát triển nhanh như Việt Nam.

Một chuyên gia của trang tìm việc cho biết: Hiện nay do thí sinh (TS) có tâm lý “ngại” chọn ngành xã hội đã tạo ra sự khan hiếm nguồn nhân lực cho các ngành thuộc khối xã hội và chắc chắn sẽ còn khan hiếm hơn khi đầu vào các khối ngành xã hội ngày càng ít như hiện nay. Đây là thời cơ rất thích hợp để những ai yêu thích và dấn thân vào các ngành này sẽ không còn nhiều tình trạng khó xin việc, vì lúc này việc cần người hơn là người cần việc.

Theo vị chuyên gia này, các nghề quan trọng không thể thiếu trong xã hội như sư phạm, luật, báo chí… tuy đầu vào không rầm rộ như các ngành khác, nhưng hứa hẹn một việc làm tốt trong tương lai không xa.

Nhiều chuyên gia nghiên cứu về việc làm cũng dự báo cơ hội việc làm của ngành Luật trong tương lai rất cao. Theo một đại diện của ĐH Luật Hà Nội, cử nhân tốt nghiệp ngành Luật kinh tế, ngoài việc trở thành luật sư (kinh tế, dân sự, tranh tụng trách nhiệm đối với sản phẩm…), những công việc tương đồng cũng có thể thích hợp với tân sinh viên như làm chủ DN; kinh doanh chứng khoán; cố vấn tài chính; thẩm định giá; giám đốc quản trị rủi ro; bảo hiểm; ngân hàng…

Theo ông Tuấn, thị trường việc làm hiện nay cũng không khác gì dẫn chứng trên là mấy, hễ thấy một ngành nào đang “hot” là số đông lại ùa vào và thế là cung lại vượt cầu. Vì vậy một lời khuyên chân thành dành cho TS yêu thích khối xã hội hay bất cứ ngành nào mà mọi người đang quay lưng thì hãy mạnh dạn đi theo con đường mà mình đã chọn, đầu vào không ồ ạt đừng vội nản chí, tại sao TS không nghĩ đó là một cơ hội tuyệt vời dành cho bạn sau khi ra trường. Một nguyên tắc đơn giản nhưng sẽ rất hiệu quả nếu bạn biết áp dụng, biết nhìn vào thật tế cuộc sống.

“TS phải luôn nhớ rằng hãy học những gì mà xã hội sẽ cần hơn nhưng gì xã hội đang cần, bởi vì việc học không chỉ một ngày. Những gì xã hội đang cần nhưng đến khi bạn ra trường thì điều ấy chưa chắc còn đúng, nhưng ngược lại những gì mọi người đang quay lưng thì trong tương lai sẽ ắt hẳn sẽ trở nên cần thiết”, ông Tuấn đưa ra lời khuyên.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *